Vé máy bay giá rẻ Tiger Airways

Vé máy bay giá rẻ Tiger Airways.

 

ve%20may%20bay%20gia%20re%20tiger%20airways

Hãng hàng không giá rẻ Tiger Airways  có trụ sở tại Singapore, trung tâm chính của hãng là sân bay Singapore Changi.

Tiger Airways hợp thành một tổ chức chặt chẽ từ tháng 9/2003, hiện nay, đây là hãng hàng không dân dụng với giá vé máy bay rẻ lớn nhất ở Singapore. Năm 2006, tổng cộng số hành khách của hãng là 1,2 triệu, tăng 75% so với năm ngoái.
Đây là hãng đầu tiên mở các chuyến bay từ sân bay Budget Terminal in Changi nhằm tiết kiệm chi phí và cơ cấu chi phí như hãng Ryanair. Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nước, nhưng hãng vẫn tập trung mô hình tuyến bay từ Singapore có bán kính 5 giờ bay. Để vượt qua sự cạnh tranh này, Tiger Airways đang cố gắng mua lại các hãng trong nước để trở thành hãng hàng không của cả châu Á trong thời gian tới.

Tiger Airways: Hãng hàng không giá rẻ của Singapore

Sau khi sát nhập vào ngày 12/12/2003, Tiger Airways bắt đầu bán vé từ ngày 31/8/2004. Đây là thời điểm khó khăn để hãng bước vào nền công nghiệp hàng không bởi hãng phải đối mặt với giá nhiên liệu tăng cao, với thị trường cạnh tranh khốc liệt. Tiger Airways cũng phải trả chậm thuế nhiên liệu như các hãng khác.

Đối với một hãng hàng không nhận được sự đầu tư như Singapore Airlines (SIA) thì Tiger Airways chọn các điểm đến sao cho không bị trùng với SIA. Trước đây, Macao cũng là một điểm của SIA tuy nhiên nó là của SilkAir, công ty con của hãng, cho đến cuối năm 2004. Ba tháng sau, Tiger Airways mở các tuyến bay của riêng mình vào ngày 25/3/2005. Sau khi SilkAir dừng dịch vụ bay đến Krabi do động đất ở vùng Ấn Độ Dương năm 2004, Tiger Airways đã mở dịch vụ đến đây vào ngày 7/10/2005.

Cuối tháng 7/2005, hãng thông báo bắt đầu hoạt động các tuyến từ Macao đến Manila (Clack) từ ngày 30/10/2005. Nhiều người cho rằng động thái này chứng tỏ hãng sẽ thiết lập một trung tâm thứ 2 ngoài Singapore.

Ngày 21/9/2005, hãng đưa ra bảng báo cáo hoạt động của năm đầu tiên. Trong đó, tổng số hành khách là 500 ngàn người với 5.000 lượt bay, số chuyến bay thành công đạt 98.7%, cất cánh thành công là 94%, hạ cánh an toàn là 90%. Hãng có được 4 chiếc máy bay và mở tổng cộng 9 tuyến bay (4 chuyến của riêng hãng) trong suốt năm đầu.

Tại thời điểm này, hãng hy vọng đến cuối năm 2006, tăng lên 9 chiếc Airbus A320, số hành khách là 3 triệu người. Hãng cũng hi vọng mở thêm 6 tuyến bay hoặc nhiều hơn chủ yếu là đến Trung Quốc và Ấn Độ, các chuyến bay đến miền Nam Trung Quốc bắt đầu vào tháng 4 năm này. Vào ngày 26/3/2006, khi Tiger Airways trở thành hãng đầu tiên mở tuyến bay từ sân bay Changi, Budget Terminal, hãng đã dừng các chuyến từ Singapore đến Swisspop.

Theo thông báo vào ngày 21/2/2006, Tiger Airways là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc mở các chuyến bay đến vài thành phố phía Nam như: Hải Khẩu, Quảng Châu, Thẩm Quyến. Theo lịch trình, chuyến bay đầu tiên đến Thẩm Quyến là vào ngày 15/4, đến Hải Khẩu vào ngày 26/4 và đến Quảng Châu vào ngày 27/4/2006. Vé của các chuyến này được bắt đầu bán vào ngày 24/2/2006. Hãng nhận định đây là các tuyến đầy tiềm năng, không đầy 3 tháng số lượng chuyến bay đến Hải Khẩu và Quảng Châu tăng lên đáng kể. Vậy là hy vọng của Teger Airways đã thành hiện thực.

Tháng 6/2006, hãng dừng các chuyến bay đến Đà Nẵng. Ngày 20/7/2006, các phương tiện truyền thông cho biết hãng có ý định tăng từ 15 đến 20 tuyến nhằm thiết lập trung tâm thứ 2 vào cuối năm. Một số vùng theo kế hoạch của hãng là Trung Quốc, Nam Ấn Độ, Campuchia và Brunei. Các kế hoạch khác của hãng cũng được nêu ra cùng thời gian này. Hãng cho biết từ sau khi chuyển Budget Terminal vào tháng 3/2006, số hành khách tăng lên 81% trong 3 tháng 4-5-6 so với cùng kỳ năm trước.

Vào giữa năm 2007, kế hoạch hợp tác với hãng hàng không South East Asian tạm dừng.

Hãng Tiger bắt đầu dịch vụ bay từ Singapore đến Perth từ ngày 23/3/2007.

Hãng hàng không giá rẻ Tiger Airway có mặt khắp châu Á.

Tiger Airways Australia:

Ngày 9/2/2007, Tiger Airways tuyên bố chính thức hãng trở thành hãng hàng không giá rẻ lớn thứ 3 ở Úc so với Virgin Blue và Qantas/Jetstar. Tiger Airways Australia sẽ sử dụng mạng lưới chuyến bay nội địa trên toàn nước Úc để mở rộng phạm vi quốc tế bằng các điểm là Darwin, Perth, và Melbourne.

Ngày 16/3/2007, hãng được sự chấp thuận của Chính phủ Úc thành lập công ty con mới và Tiger Airways Australia Pty Ltd. Tiger Airways Australia bắt đầu hoạt động từ ngày 23/11/2007, hiện nay hãng đã có mạng lưới bay đến từng vùng của Úc. Ngày 31/7/2008, Tiger Airways Australia thông báo ngừng các tuyến bay từ sân bay quốc tế Darwin vào ngày 25/10/2008 vì chi phí hoạt động và nhiên liệu ở đây biến nó trở thành sân bay đắt đỏ nhất trong mạng lưới của hãng nhưng hứa hẹn sẽ hoạt động trở lại nếu giá nhiên liệu giảm. Ngày 5/8/2008, hãng thông báo Adelaide là trung tâm hoạt động thứ 2 của mình.

Incheon Tiger Airways:

Ngày 5/11/2007, Tiger Airways thông báo bắt đầu mở hãng hàng không ở Hàn Quốc bằng ngân sách của hãng. Hãng sẽ tham gia vào mối quan hệ hợp tác giữa Tiger Aviation and Incheon Metropolitan City để mở các tuyến bay đến Nhật Bản, Trung Quốc, Mongolia và vùng phía Đông nước Nga. Hãng sẽ đặt trung tâm tại sân bay Incheon ở Seoul và hi vọng sẽ đi vào hoạt động năm 2009.

Quản lí việc hợp tác:

Tiger Airways thuộc sở hữu hoàn toàn của Tiger Aviation. Công ty được thành lập năm 2007 để quản lý cả 2 hãng Tiger Airways và công ty con Tiger Airways Australian ở Úc. Các cổ đông của Tiger Airways gồm Singapore Airlines (49%), đối tác Indigo của Bill Franke (24%), nhà đầu tư  Irelandia Tony Ryan (16%) và Temasek Holdings (11%).

Hãng phát hành cổ phiếu đầu tiên vào cuối năm 2007.

Mỗi năm tổng kết tài chính, hãng đều thống kê các thiệt hại, chỉ mới có một bảng báo cáo lợi nhuận vào ngày 31/3/2008. Hãng thiệt hại 37,4 triệu (tổng lợi nhuận 75 triệu) theo báo cáo ngày 31/3/2006 và 14,3 triệu (tổng lợi nhuận 171,2 triệu) theo báo cáo ngày 31/3/2007. Theo báo cáo ngày 31/3/2008, lợi nhuận của hãng là 37,8 triệu (lợi tức 237 triệu).

ĐẠI DIỆN TIGER AIRWAYS TẠI TPHCM

Phòng vé Việt Mỹ :

466/8 Tân Kỳ Tân Quý, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú

Chia sẻ bạn bè