Sân bay Quốc tế O’Hare, Chicago

Sân bay Quốc tế O’Hare, Chicago

Sân bay quốc tế O’Hare (tiếng Anh: O’Hare International Airport) (IATA: ORD, ICAO: KORD, LID FAA: ORD) là sân bay tọa lạc tại Chicago, Illinois, 27 km về phía tây bắc của Chicago Loop. Đây là trung tâm của hãng United Airlines và trung tâm lớn thứ 2 của hãng American Airlines (sau Sân bay quốc tế Dallas/Fort Worth tại Dallas/Fort Worth). Sân bay này do Sở hàng không thành phố Chicago quản lý. Trước 2005, O’Hare là sân bay bận rộn nhất thế giới về số lượng máy bay cách và hạ cánh. Năm đó (2005), chủ yếu là do các hạn chế bởi chính phủ liên bang giảm các chuyến chậm trễ ở O’Hare, Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta đã trở thành sân bay bận rộn nhất. Năm 2006 O’Hare lại lấy lại danh hiệu số 1 này. O’Hare hiện nay chiếm 1/6 Hoa Kỳ về hủy chuyến. O’Hare cũng có 60 tuyến quốc tế. Năm 2005, O’Hare xếp thứ 4 ở Hoa Kỳ về khách quốc tế, chỉ xếp sau: Sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, Sân bay Quốc tế Los Angeles, và Sân bay quốc tế Miami. O’Hare International Airport được bầu chọn là sân bay tốt nhất Bắc Mỹ năm 2003 bởi bạn đọc của U.S. Edition of Business Traveler Magazine, trong 6 năm liên tục ở nhóm đầu.
Dù O’Hare là sân bay chính của Chicago, Sân bay Midway, sân bay thứ 2 của Chicago, gần the Loop hơn, Chicago Loop là quận tài chính và kinh doanh chính của Chicago.

Chicago

ChuaQuangMinh

Chicago (trợ giúp·chi tiết) (nhiều người Việt phát âm sai như là “Chi-ca-gô”; “Si-cá-gồ” mới đúng giọng Mỹ) là thành phố đông dân thứ ba của Hoa Kỳ, sau Thành phố New York và Los Angeles. Chicago nằm trong tiểu bang Illinois của miền Trung Tây Hoa Kỳ, ven bờ tây nam của hồ Michigan. Khi tính vào các ngoại ô và chín quận chung quanh ở Illinois, Wisconsin, và Indiana, khu vực đô thị dưới tên Chicagoland bao gồm gần 10 triệu dân cư.
Được thành lập năm 1833 là thị xã ở biên giới Lãnh thổ Tây Bắc, Chicago phát triển thành một trong những thành phố hạng nhất của thế giới. Chicago là nơi của nhà chọc trời đầu tiên của thế giới, Tòa nhà Bảo hiểm Nhà cửa (Home Insurance Building), và ngày nay là trung tâm kiến trúc, tài chính, và văn hóa của miền Trung Tây. Nó là trung tâm vận tải của nước Mỹ, có nhiều đường xe lửa và đường xuyên bang nhất của thành phố nào trong nước. Chicago cũng đứng đầu về số hội chợ được đăng cai hàng năm. Thành phố đã nổi tiếng toàn thế giới lâu năm về tài chính, công nghệ, vận tải, và dân tộc. Các nhà chọc trời, món ăn, truyền thống chính trị, và đội thể thao của Chicago cũng nổi tiếng. Nó có nhiều tên hiệu, bao gồm “Thành phố thứ hai” (tiếng Anh: “Second City”), “Thành phố lắm gió” (“Windy City”), “Thành phố vai lớn” (“City of Big Shoulders”), và “Chi-town”.
Chùa Quang Minh ở Chicago
Một dân cư Chicago được gọi Chicagoan trong tiếng Anh, nhưng không rõ tên gọi những dân cư ở ngoại ô – có người tự xưng Chicagoan và thường đi xuống phố, trong khi có người khác ít khi xuống phố. Các dân cư Chicago thường gắn với một trong nhiều hàng xóm của Chicago. Vào khoảng một phần ba của dân cư thành phố là người Mỹ gốc Âu, một phần ba là Mỹ gốc Phi, khoảng một phần tư là người Hispanic, và một phần 20 là Mỹ gốc Á, có một số người khác còn lại. Chicago được chia thành 77 khu chính thức. Chicago tạo ra GDP vùng đô thị là 390 tỷ USD và có quận kinh doanh trung tâm lớn thứ 2 Hoa Kỳ.
Chia sẻ bạn bè