Sân bay Quốc tế Hồng Kông

Sân bay Quốc tế Hồng Kông

Sân bay Quốc tế Hồng Kông (tiếng Anh: Hong Kong International Airport; IATA: HKG, ICAO: VHHH; tiếng Hoa: 香港國際機場, pinyin: Xiānggǎng Guójì Jīchǎng) sân bay dân dụng chính của Đặc khu hành chính Hồng Kông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một trong những sân bay lớn nhất châu Á và cả thế giới cùng là cửa ngõ của đông Á và Đông Nam Á.
Tọa lạc trên đảo Xích Lạp Giác (Chek Lap Kok), sân bay Hồng Kông được cấu tạo bằng cách san bằng một quả núi rồi dùng đất đá đó đắp thêm, lấn ra biển để mở rộng diện tích đất bằng. Số lượng thông qua Sân bay Hồng Kông đạt 40 triệu hành khách và 3 triệu tấn hàng hóa vào năm 2005 cùng 210.112 đợt cất/hạ cánh. Trong mấy năm liền, hành khách khắp nơi đã chọn Sân bay Hồng Kông là “Sân bay tốt nhất thế giới” theo thống kê của Skytrax. Năm 2006, địa vị số một của Hồng Kông đã bị sân bay Changi của Singapore chiếm mất.
Chi phí xây dựng sân bay này khoảng 20 tỷ USD trên diện tích hơn 12 km². Công trình xây dựng mất 6 năm mới khánh thành năm 1998. Năng suất hiện tại của sân bay Hồng Kông là 45 triệu khách và 3 triệu tấn hàng hóa/năm. Năng suất theo dự tính theo kế hoạch là: 87 triệu khách và 9 triệu tấn hàng vận chuyển/năm.
HKIA cũng điều hành một ga hành khách lớn nhất (lớn nhất thế giới khi mở cửa năm 1998) và hoạt động 24 giờ một ngày. Sân bay này được điều hành bởi Cơ quan Sân bay Hồng Kông và là trung tâm chính của Cathay Pacific Airways, Dragonair, Hong Kong Express Airways, Hong Kong Airlines, và Air Hong Kong (hàng hoá), là điểm đến quan trọng của Air New Zealand, China Airlines, Vietnam Airlines, đến một mức độ thấp hơn là Qantas và Virgin Atlantic, tất cả đều sử dụng Hồng Kông như là một điểm dừng cho các chuyến bay trên các tuyến đường giữa Úc và Châu Âu. Cả hai hãng hàng không United Airlines và Air India sử dụng nơi đây như là một điểm dừng cho các chuyến bay từ Hoa Kỳ đến Singapore và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như từ Ấn Độ đến Osaka và Seoul. Trong tương lai gần, Garuda Indonesia đang xem xét làm Hong Kong trung tâm quá cảnh của họ cho các chuyến bay đến Châu Âu.
Hiện có hơn 90 hãng hàng không hoạt động với hơn 150 thành phố khắp thế giới. Năm 2009, sân bay xếp thứ 13 Danh sách các sân bay bận rộn nhất thế giới , với 45,560,888 lượt khách thông qua, xếp thứ hai thế giới về lượng hàng hóa với 3,384,765 tấn. HKIA cũng là một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Hong Kong, với 60.000 người làm việc tại sân bay.

Hồng Kông

Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (phồn thể: 中華人民共和國香港特別行政區; tên gọi ngắn gọn: 香港特別行政區, giản thể: 中华人民共和国香港特别行政区, phanh âm: Xiānggǎng tèbié xíngzhengqū, (Zhōnghuá rénmín gònghéguó xiānggǎng tèbié xíngzhèngqū (trợ giúp·chi tiết)); Hán-Việt: Hương Cảng; Quảng Đông: Heūng góng (trợ giúp·chi tiết); Quan thoại: Xiānggǎng), là một Đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông đã chính thức áp dụng cách viết tên gọi hiện nay vào ngày 3 tháng 9 năm 1926 (Công báo Hồng Kông, bản số 479, ngày 3 tháng 9 năm 1926). Trong khi phần lớn tên các thành phố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Latinh hóa bằng cách sử dụng bính âm thì tên tiếng Anh chính thức của Hồng Kông vẫn là Hong Kong chứ không phải Xiānggǎng (Hương Cảng) (xem Phát âm Hồng Kông). Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đặc khu hành chính còn lại là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra Biển Đông ở phía Đông, Tây và Nam.
Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 – 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái, và sự kiện quốc tế.
Chia sẻ bạn bè